fbpx

Đá Hematite – Chất thô ráp được thiết kế trang sức mạnh mẽ

Đá himatile

Dù chỉ mới được du nhập vào thị trường đá quý Việt Nam trong vài năm gần đây nhưng sự đẳng cấp đến từ đá Hematite là không phải bàn cãi. Mang sắc đen hết sức đặc biệt cùng vẻ ngoài bóng loáng khó lẫn vào đâu, Hematite đã dễ dàng chiếm trọn trái tim của những tín đồ mộ điệu đá quý. Nếu bạn đang tò mò về loại đá hết sức đặc biệt này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Ngoài ra Sen có tổng hợp rất nhiều các loại đá phong thuỷ khác ở link sau: Tìm hiểu đá phong thuỷ.

Đá Hematite mang sắc đen bí ẩn, quyền lực

Điểm qua những thông tin cần thiết về đá Hematite

Đá Hematite được hình thành như thế nào?

Tinh thể đá Hematite được cấu tạo từ hai nguyên tố hóa học chính là sắt và oxi. Một điểm đặc biệt là dù vẻ ngoài có màu đen nhưng tinh thể Hematite lại mang màu đỏ khác lạ. Điều này cũng lý giải tại sao tên gọi của loại đá quý này lại mang ý nghĩa tượng trưng cho máu trong tiếng Hy Lạp.

Do chứa một lượng lớn sắt nên khối lượng của đá Hematite khá nặng. Cùng với đó, sắt cũng khiến cho Hematit có vẻ sáng bóng, ánh kim bắt mắt. Do phản ứng oxi hóa trong quá trình núi lửa phun trào hay biến đổi về mặt địa chất gặp nhiệt độ thích hợp sẽ hình thành nên đá Hematite ở dạng thô. Ngoài ra, Hematite còn được tìm thấy rất nhiều trên bề mặt sao Hỏa. Hiện nay, dải màu phổ biến nhất của Hematite chạy từ đen, xám đến đỏ thẫm.

Nguồn gốc của đá Hematite

Trên thế giới có rất nhiều khu vực xuất hiện đá Hematite. Tuy nhiên, không phải ở đâu thì đá Hematite cũng có chất lượng như nhau. Một vài khu vực có chất lượng Hematite tốt, giá trị cao có thể kể đến như Nga, Úc, Nauy, Italy, Mỹ,…

Tính chất của đá Hematite

Oxit sắt là thành phần chủ yếu cấu tạo nên đá Hematite

Thành phần cấu tạo chính của đá Hematite là oxit sắt đặc biệt là Fe2O3. Ngoài ra, có thể có thêm một số khoáng chất như kali, liti, nhôm, flo,… Độ cứng của đá không quá thấp khi đạt khoảng 6/10 Mohs. Tuy nhiên, đá cũng dễ bị trầy xước, hư hại nếu gặp phải những va chạm mạnh. Hematit có độ trong mờ đục và không xuất hiện phát quang. Một điểm thú vị là nhờ thành phần cấu tạo chủ yếu là oxit sắt nên đá Hematite vẫn mang từ tính dù không đáng kể.

Công dụng cùng ý nghĩa của đá Hematite

Đối với sức khỏe, tinh thần

Một công dụng quan trọng không thể không kể đến của đá Hematite chính là khả năng cầm máu. Từ thời Ai Cập cổ đại, loại đá này đã được ứng dụng thường xuyên trong việc tăng cường khả năng lưu thông, tuần hoàn của máu. Đá giúp ngăn ngừa cùng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu như thiếu máu, cao huyết áp, rối loạn đông máu,…

Người xưa cho rằng việc sử dụng đá Hematite sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình hồi phục những vết thương hở, giảm sưng viêm, đau nhói. Hematite cũng giống như một liều thuốc an thần đặc biệt, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, duy trì sự tỉnh táo, sáng suốt trong công việc lẫn học tập. Ngoài ra, đá còn có công dụng giúp cải thiện chức năng gan, mật cũng như thận.

Trong phong thủy

Đá Hematite giúp nâng cao khả năng tập trung

Đá Hematite như một tấm khiên chắn hộ thân vô cùng mạnh mẽ, bảo vệ con người khỏi những tà ma quấy rối. Viên đá mang đến cho người sử dụng một sức khỏe ổn định, bình an cùng nguồn năng lượng tích cực và cảm giác được che chở, bảo vệ. Đá Hematite cũng giống như một công cụ giúp gắn kết tình cảm giữa người với người, tăng khả năng vị tha, sự thấu hiểu, đồng cảm trong một mối quan hệ thân thiết.

Trong thiền định và yoga, đá Hematite giúp tăng khả năng tập trung, tạo không gian mới mẻ, khơi gợi nguồn cảm hứng bất tận. Còn đối với chiêm tinh học, Hematite sẽ giúp soi rọi trước tương lai và khơi gợi, làm sáng tỏ những mục tiêu, kế hoạch của bản thân.

Người nào phù hợp sử dụng đá Hematite?

Vậy, với những công dụng cùng những ý nghĩa vô cùng tuyệt vời trên thì người nào sẽ phù hợp nhất để sử dụng loại đá Hematite này? Nếu dựa theo màu sắc đặc trưng là đỏ và nâu thì cung mệnh hợp với đá Hematite nhất thuộc Hỏa cùng Kim. Tuy nhiên, theo quy luật ngũ hành tương sinh thì những người có cung Thổ hay Mộc cũng nên sử dụng loại đá này.

Ngoài ra, nhiều nhà chiêm tinh học cũng cho rằng Hematit chính là viên đá bản mệnh của những người thuộc cung Bảo Bình và Bạch Dương. Lựa chọn đá quý phù hợp với bản thân không chỉ giúp phát huy mà còn nâng cao những công dụng thần kỳ đối với sức khỏe, tinh thần và tiền bạc.

Đánh giá chất lượng đá Hematite theo quy chuẩn 3C

Đá Hematite chất lượng cần đáp ứng đủ 3 tiêu chí

Để đánh giá được chất lượng đá Hematite, chúng ta cần xem xét dựa trên 3 tiêu chí chính:

Màu sắc

Đá Hematite trong điều kiện bình thường sẽ có màu đen bóng và đỏ khi ở dạng tinh thể. Những loại Hematit có ánh kim cao cấp thì lại được ưa chuộng hơn trong gia công, sản xuất trang sức đắt tiền.

Độ trong

Đá Hematite không trong suốt như thủy tinh mà lại mờ đục, khó có thể nhìn thấu bên trong. Với vẻ ngoài sáng bóng ánh bạc nên đá cũng thường bị nhầm lẫn là kim loại quý hiếm. Tuy nhiên, nếu xét theo cách hình thành, cấu tạo cùng tính chất thì Hematit hoàn toàn có thể khẳng định là một loại đá quý cao cấp.

Đường cắt

Do độ cứng không cao nên đường cắt của Hematite cũng không quá đa dạng. Kiểu cắt phổ biến nhất cho loại đá này là các khối cầu hay hình hộp đa diện. Một ưu điểm có thể dễ dàng thấy rõ từ kiểu cắt này chính là phô diễn trọn vẹn nhất vẻ đẹp mỹ miều của đá Hematite.

Ứng dụng và giá thành hiện nay của đá Hematite

Đá Hamatite thường được ứng dụng để làm vòng hạt tròn

Hiện nay, đá Hematite được ứng dụng nhiều nhất trong chế tác các loại vòng hạt đeo tay hoặc dây chuyền. Ngoài ra, một số loại đá Hematite lớn cũng có thể được gia công để làm những đồ vật phong thủy.

Giá thành của đá Hematite cũng phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như chất lượng đá, đơn vị sản xuất, khối lượng,… Trên thị trường, một vòng tay hạt Hematit sẽ có giá vào khoảng trên 2 triệu đồng. Mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy vào từng mẫu mã khác nhau.

Cách bảo quản đá Hematite

Do tính chất dễ trầy xước nên cần bảo quản đá Hematite cẩn thận

Nếu muốn sử dụng được đá Hematite lâu bền mà vẫn đảm bảo chất lượng thì bảo quản đúng cách là một bước không thể thiếu. Do tính chất dễ vỡ cùng trầy xước nên bạn cần chăm sóc, bảo quản đá cẩn thận, nhẹ nhàng, hạn chế va đập hết mức có thể.

  • Không vệ sinh đá Hematite bằng các chất tẩy rửa có nồng độ axit quá mạnh, sẽ khiến đá bị ăn mòn nhanh chóng.
  • Nên sử dụng khăn hoặc bàn chải có bề mặt lông mềm khi lau qua đá Hematite.
  • Không để đá tiếp xúc với các chất hóa học có trong các loại mỹ phẩm, nước hoa.
  • Hạn chế mang theo đá Hematite khi tham gia các hoạt động cần phải có tần suất vận động mạnh như chơi thể thao, bơi lội, dọn vệ sinh,…
  • Có thể cất đá Hematite riêng biệt với các loại đá quý khác trong những hộp kín lót vải mềm.

3 cách sử dụng đá Hematite không phải ai cũng biết

Đặt đá Hematite dưới gối giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn

Làm sao để sử dụng đá Hematite phát huy tối đa công dụng tuyệt diệu của nó? Dưới đây là một vài cách hết sức đơn giản mà bạn không nên bỏ lỡ:

  • Luôn mang theo đá Hematite trong người mỗi khi ra ngoài, đi du lịch giống như một tấm bùa hộ mệnh.
  • Đặt đá Hematite dưới gối sẽ giúp cho giấc ngủ của bạn trở nên thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Khi bị bầm tím, bạn cũng có thể sử dụng một viên đá Hematite và lăn quanh vùng bị thương trong vòng ít nhất 30 phút. Vết bầm sẽ mờ dần và đỡ đau hơn trông thấy.

Phân biệt đá Hematite kém chất lượng

Trên thị trường hiện nay, đá Hematite có thể được chia thành 3 loại chính là tự nhiên, đã qua xử lý và giả. Nếu xét về chất lượng thì đá Hematite đã qua xử lý hay giả đều không thể bằng Hematite tự nhiên. Thực chất, sau khi được khai thác, đá Hematite không cần phải được xử lý quá nhiều về màu sắc hay chất liệu. Vì vậy, nhiều đơn vị đã đánh tráo khái niệm đá Hematite nhân tạo để thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ dù chất lượng không khác gì đá Hematite giả. Bạn có thể phân biệt đá Hematite kém chất lượng qua 2 cách đơn giản sau:

  • Màu sắc: Thường thì lớp màu bám lên đá Hematite kém chất lượng rất dễ bay và không hề bền theo thời gian. Vì vậy, bạn có thể sử dụng dung dịch axeton lau qua bề mặt đá. Nếu thấy màu bị phai ra thì chắc hẳn đây là đá Hematite kém chất lượng.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể đốt một góc đá Hematite với lửa. Nếu thấy có hiện tượng bề mặt sủi bọt, sun lại và có mùi khó chịu bốc lên thì bạn nên xem xét lại chất lượng viên đá Hematite.

Làm sạch và nạp lại năng lượng cho đá Hematite

Cùng giống như nhiều loại đá quý khác, Hematite sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ giảm bớt công dụng hữu ích và ẩn chứa nhiều năng lượng tiêu cực độc hại bên trong. Vì vậy, việc bạn cần làm bây giờ chính là làm sạch và cung cấp thêm năng lượng mới để đá duy trì những công dụng thần kỳ vốn có.

  • Bạn có thể đặt đá Hematite cần làm sạch cạnh đá thạch anh trong tối thiểu một giờ đồng hồ. Tuy nhiên, bạn cũng nên nạp đủ năng lượng cho đá thạch anh trước khi thực hiện bước này.
  • Bạn cũng có thể đặt đá Hematite dưới ánh trăng đặc biệt vào những lúc trăng tròn. Bởi, ánh trăng chính là nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào và mạnh mẽ nhất giúp cung cấp hiệu quả cho đá Hematite. Ngoài ánh trăng thì ánh mặt trời vào trước 9 giờ sáng cũng là một nguồn năng lượng tuyệt vời.
  • Làm sạch và nạp năng lượng bằng lá xô thơm: Đây chắc hẳn là loại lá không còn quá xa lạ với những người yêu thích chiêm tinh học. Với công dụng tẩy uế và khôi phục năng lượng, bạn có thể dùng khói từ lá xô thơm để hơ quanh viên đá Hematite của mình.

Một sự thật thú vị là đá Hematite cũng có khả năng thanh tẩy các loại đá quý khác. Đặc biệt rất được ưa chuộng trong làm sạch các lá bài tarot.
Hy vọng qua bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu thêm về loại đá Hematite hết sức hay ho này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về công dụng, ý nghĩa, bảo quản cũng như cách sử dụng Hematite thì đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline để được giải đáp nhanh nhất trong 24h nhé.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat zalo