fbpx

Nhẫn cưới đeo tay nào tốt cho hôn nhân? Mẹo & ẩn ý cần hiểu

Nhẫn cưới mang tay nào

Việc đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng là chuyện mà rất nhiều người quan tâm. Bởi nhẫn cưới được xem là sợi dây gắn kết hai trái tim đôi lứa, là biểu tượng thiêng liêng cao quý cho tình yêu lứa đôi, Ở mỗi vị trí đeo nhẫn đều có thông điệp riêng, chứa đựng nhiều nét ý nghĩa sâu xa mà khi khám phá bạn sẽ phải bất ngờ. Ngay trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sâu xa hơn về nhẫn cưới đeo tay nào nhé!

Cặp đôi nên đeo nhẫn cưới tay nào?

Đã không ít các cặp đôi khi bước vào hôn lễ bày tỏ băn khoăn nên đeo nhẫn cưới tay nào khi trao cho nửa kia của mình? Song, trên thực tế, việc đeo nhẫn cưới bên tay nào còn phụ thuộc vào phong tục của từng nền văn hóa khác nhau.

Nhẫn cưới là một cặp dành cho cả nam và nữ

Theo quan niệm Trung Đông, ngón giữa là biểu tượng cho chính bản thân mình. Vì vậy, chàng trai có thể đeo nhẫn vào ngón tay giữa của nàng không chỉ mang ý nghĩa là lời thề cho hiện tại và tương lai mà còn là hành động đánh dấu chủ quyền, tức hoa đã có chủ.

Trong văn hoá của người Việt, ông cha ta có câu “nam tả nữ hữu”. Điều này có nghĩa là, người chồng sẽ đeo nhẫn ở bên tay trái còn người vợ đeo bên tay phải. Về ngón tay đeo nhẫn, ngón áp út luôn là sự lựa chọn cố định. Khi đó, người con trai sẽ đeo nhẫn vào ngón áp út phải của bạn gái và người con gái đặt nhẫn cưới của mình vào ngón áp út trái của bạn trai.

Đeo nhẫn cưới ngón áp út mang ý nghĩa gì?

Lựa chọn ngón áp út làm ngón đeo nhẫn ẩn chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Bạn hãy thử áp bàn tay của mình và nửa kia với nhau sau đó gập các ngón lại. Sau đó, tách từng ngón tay ra và bạn sẽ phát hiện ra một điều ngón áp út lại khó hoặc dường như không thể tách ra trong khi các ngón khác lại làm được một cách dễ dàng. Chính bởi điều này, ngón áp út được xem là biểu tượng của một tình yêu sắt son, chung thuỷ, gắn bó keo sơn, tương đầu ý hợp.

Bên cạnh đó, theo quan niệm của người phương Tây, ở ngón áp út có một tĩnh mạch chảy về nơi trái tim. Do đó, đeo nhẫn cưới vào ngón tay út chính là biểu thị cho việc hai trái tim hòa chung một nhịp đập.

Nhẫn cưới thường đeo ở ngón áp út

Nữ đeo nhẫn cưới tay trái được không?

Theo văn hoá Việt Nam, người con gái đeo nhẫn cưới tay nào? Người con gái sẽ đeo nhẫn cưới ở bên tay phải, tuy nhiên vẫn có nhiều người đi ngược lại điều này. Và trên thực tế, người con gái cũng thường có xu hướng đeo về phía tay trái khi họ thuận tay phải. Bên cạnh đó, đeo nhẫn bên tay trái đẹp hơn tay phải nên cũng được phái nữ chuộng hơn.

Nam đeo nhẫn cưới tay nào là chuẩn?

Nữ đeo nhẫn cưới tay nào đã biết rồi vậy còn nam nên đeo nhẫn cưới tay nào? Trên thực tế, không có một luật pháp hay quy định nào bắt buộc người nam giới phải đeo nhẫn cưới bên tay nào. Tuy nhiên, hầu hết người nam thường lựa chọn đeo nhẫn bên tay trái để thuận tiện cho hoạt động cũng như đi theo những phong tục tập quán tốt đẹp của Việt Nam.

Nhẫn cưới thường được làm từ gì?

Tìm hiểu đeo nhẫn cưới tay nào cũng không thể bỏ qua chất liệu làm nhẫn cưới. Đa phần hiện nay, các cặp đôi thường lựa chọn nhẫn cưới làm từ vàng 18K, vàng trắng bởi sự phổ biến và thiết kế đẹp mắt. Ngoài ra, đối với những người có tài chính tốt, họ cũng thường lựa chọn các loại đá quý hiếm để đính lên cho nhẫn cưới thêm phần lấp lánh, sang trọng hơn.

Mẫu nhẫn cưới vàng 18K sang trọng

Một số loại đá quý bạn có thể tham khảo như đá ruby, đá ngọc lục bảo Emerald, đá Sapphire,.. Trong đó, nhẫn cưới đính kim cương luôn là lựa chọn hàng đầu được nhiều người ưu ái. Bởi kim cương không chỉ đại diện cho địa vị mà còn mang biểu tượng của tình yêu trường tồn, vĩnh cửu.

Khi chọn mua một viên kim cương, bạn cần tìm hiểu và chọn kim cương theo tiêu chuẩn 4Cs – tiêu chuẩn để đánh giá bất kỳ một viên kim cương nào gồm có vết cắt, độ tinh khiết, trọng lượng, màu sắc. Cùng với đó là giấy chứng nhận kim cương. Đây là lời khuyên hữu ích giúp bạn tránh mua phải hàng kém chất lượng với giá cao.

Tìm hiểu cách đeo nhẫn cưới

Trong ngày đính hôn, cô dâu có thể đeo nhẫn đính hôn ở bàn tay phải và đeo nhẫn cưới bên tay trái. Bởi nhiều người tin, đeo nhẫn ở tay trái có thể kết nối với nhịp đập của trái tim. Ngoài ra, bạn cũng có thể đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa và đeo nhẫn cưới trên cùng 1 tay.

Còn sau ngày kết hôn, bạn có thể tự chọn đeo nhẫn theo ý muốn riêng của mình, miễn sao bạn cảm thấy đẹp. Cuối cùng, đừng quên đeo nhẫn cưới làm sao để có thể mang đến cho bạn sự thoải mái nhất trong các hoạt động thường nhật.

Ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn cưới ở các quốc gia

Ở từng quốc gia khác nhau, ngón tay đeo nhẫn cưới ẩn chứa những quan niệm, phong tục tập quán, văn hoá. Do đó, nhẫn cưới sẽ được lựa chọn để đeo vào những bên tay khác nhau, có thể là tay trái hoặc phải.

Nhẫn cưới sẽ được đeo khi tiến hành lễ cưới

Người La Mã và Ai Cập tin rằng, ngón tay đeo nhẫn có chứa tĩnh mạch nối trực tiếp với trái tim. Do đó, họ xem sợi dây liên kết này như “mạch nguồn của tình yêu”. Theo đó, mạch tình yêu được xác định là ngón tay áp út. Khi người nào đó đeo nhẫn vào ngón tay này, tức trái tim của họ đã thuộc về người khác. Bên cạnh đó, người La Mã cổ đại còn là dân tộc tiên phong cho việc đeo nhẫn cưới ở bên tay phải. Vì họ cho rằng, đeo nhẫn ở bên tay trái là không đáng tin, không thể đem đến hạnh phúc. Quan niệm này cũng gần giống với người Ấn Độ, họ cho rằng tay trái là bàn tay “không thuần khiết:” nên đeo chúng ở tay phải. Tuy nhiên, hiện nay những định kiến này đã dần được xoá bỏ và những cặp đôi có thể tự do đeo ở bên tay mà mình muốn.

Những cặp đôi người Đức và Hà Lan có xu hướng đeo nhẫn cưới bên tay phải để thể hiện về tình trạng hôn nhân. Trong khi đó, nhẫn đính hôn sẽ được đeo bên tay trái.

Đối với phong tục của người Do Thái, cả nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đều đeo trên 1 tay là tay phải. Các cặp đôi sẽ đeo nhẫn cưới ở ngón áp út và nhẫn đính hôn ở ngón trỏ.

Một số nước có truyền thống đeo nhẫn cưới ở bên tay trái mà bạn có thể biết như: Úc, Canada, Nam Phi, Mỹ, Pháp, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Mỹ, Pháp,..

Với người Thanh Giáo, họ sẽ không đeo nhẫn cưới vì họ quan niệm rằng, nhẫn là một món đồ trang sức phù phiếm.

Ý nghĩa chiếc nhẫn cưới trong nghĩa vợ chồng truyền thống Việt Nam

Trước hết, ý nghĩa đầu tiên của nhẫn cưới chính là lời khẳng định cho sự gắn bó, chung thuỷ sắt son của mình với người kia. Một người đeo nhẫn cưới ở ngón áp út chính là khẳng định mình đã là hoa có chủ và nhẫn cưới là một vật để bảo vệ cho hạnh phúc trong hôn nhân của cặp vợ chồng.

Nhẫn cưới là lời khẳng định cho sự thuỷ chung sắt son một lòng

Bên cạnh đó, chữ “nhẫn” trong nhẫn cưới còn là biểu thị cho sự nhẫn nại. Mỗi khi trong gia đình xảy ra bất hòa, xung đột, đừng để sự nóng giận điều khiển bản thân mà cần phải nhường nhịn, nhẫn nại, tránh đánh mất hạnh phúc vợ chồng. Mỗi người cần học cách yêu thương lẫn nhau để giữ được ngọn lửa trong tình yêu hôn nhân và gia đình không bao giờ bị dập tắt.

Đồng thời, nhẫn cưới làm bằng vàng theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam chính là biểu tượng cho tấm lòng thuỷ chung bởi vàng là kim loại có độ cứng cao và không bị oxy hoá theo thời gian.

Có thể thấy, nhẫn cưới chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc trong tình yêu, hôn nhân và việc nên lựa chọn đeo nhẫn cưới tay nào cũng là vấn đề cần lưu ý. Nếu bạn muốn chọn cho mình chiếc nhẫn cưới, nhẫn đính hôn mang ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện định ước tình yêu với bạn đời thì hãy tham khảo ngay bộ sưu tập nhẫn cưới của chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat zalo