fbpx

Kim loại Rhodium – Sắc bạc hoàn mỹ cho trang sức cao cấp

rhodium

Rhodium là kim loại được mệnh danh đắt đỏ nhất trên thế giới. Điều gì lại làm cho loại kim loại có màu sắc ánh bạch kim giống với bạc nhưng lại có giá trị cao đến như vậy? Liệu quý hiếm có chỉ là đặc điểm nổi bật duy nhất của Rhodium? Nếu bạn cũng đang có cho mình những băn khoăn về loại kim loại thú vị này thì cùng đến ngay những thông tin thú vị được chia sẻ dưới đây.

Điểm qua đôi nét về Rhodium

Đặc điểm của kim loại Rhodium

Kim loại Rhodium có giá thành đắt gấp 17 lần vàng

Là một kim loại chuyển tiếp hiếm hơn vàng, vàng trắng hay cả bạch kim, Rhodium có độ cứng vượt trội vào khoảng 6/10 Mohs. Có sắc ánh kim bắt mắt cùng khả năng phản xạ ánh sáng tốt, Rhodium đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp gia công các loại trang sức cao cấp, đắt tiền. Rhodium có độ bền và khả năng chống ăn mòn, gỉ sét luôn thuộc top đầu trong số các kim loại đã được phát hiện ngày nay. Loại axit duy nhất có thể dẫn đến hiện tượng ăn mòn Rhodium là H2SO4. Đặc biệt, ngay cả với nước cường toan thì lượng Rhodium bị ăn mòn cũng rất nhỏ, không đáng kể.

Rhodium có tỷ trọng 12,4g.cm3 và nhiệt độ nóng chảy vào khoảng trên 1900 độ C. Kim loại Rhodium được xếp cùng với các nhóm kim loại bạch kim khác nổi bật như Platium, Osmium, Palladium,…

Kim loại Rhodium được khai thác ở đâu?

Kim loại Rhodium có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời

Kim loại Rhodium được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1803 bởi một nhà hóa học người Anh. Và ông cũng là người đặt tên cho kim loại quý hiếm này với ý nghĩa trong tiếng Hy Lạp là hoa hồng. Sở dĩ có được cái tên này do sau quá trình xử lý các tạp chất bị lẫn lộn, ông đã thu được hợp chất Clorua Rhodium có màu đỏ rất giống với hoa hồng.

Thông thường, để thu được Rhodium, các quặng platinum hoặc niken sẽ phải trải qua quá trình Hidro khử. Tuy nhiên, dù có yêu cầu cao về khoa học công nghệ và độ khó khăn trong quá trình tinh luyện nhưng lượng Rhodium thu về mỗi năm lại rất thấp. Trung bình mỗi năm chỉ có khoảng hơn 20 tấn kim loại này được khai thác. 80% sản lượng tập trung chủ yếu tại Nam Phi, còn lại rải rải ở các khu vực khác như Bắc Mỹ, Nga, Canada,…

Sử dụng trang sức mạ Rhodium có gây nguy hiểm đến sức khỏe?

Rhodium được khai thác chủ yếu tại Nam Phi

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng các trang sức mạ Rhodium không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe. Bên cạnh đó, đối với nhiều người dùng có làn da nhạy cảm, thường xuyên bị dị ứng Niken thì đây lại là một giải pháp “cứu cánh” hoàn hảo. Việc mạ Rhodium ngoài nhằm mục đích tăng độ sáng bóng, thẩm mỹ cho trang sức còn trở thành một lớp bảo vệ, ngăn cách sự tiếp xúc của da với kim loại Niken.

Hiện nay, các trang sức mạ Rhodium bởi có độ an toàn cao mà rất được yêu thích quan tâm sử dụng. Bỏ lại sự lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm cho đứa con thơ của mình sử dụng các loại trang sức mạ Rhodium.

Giá thành hiện nay của kim loại Rhodium

Theo thống kê hiện nay, kim loại Rhodium có mức giá gấp đến hơn 17 lần vàng nguyên chất và 20 lần platinum. Từ năm 2017 đến 2021, Rhodium đã có sự tăng giá 12 lần. Vào những năm 2004, giá thành Rhodium vào khoảng hơn 400 USD. Tuy nhiên, đến năm 2008, con số này lại tăng lên một cách “chóng mặt” với hơn 1 nghìn USD.

Hiện nay, giá Rhodium vào khoảng trên 5000 USD. Mức giá này hoàn toàn không cố định và thường xuyên biến động lên xuống thất thường theo từng năm khác nhau. Vì vậy, để tìm hiểu chính xác giá thành Rhodium khi quyết định mạ trang sức, bạn nên đến các cửa tiệm kim hoàn uy tín, chuyên nghiệp.

Kim loại Rhodium có những ứng dụng như thế nào?

Trang sức mạ Rhodium hoàn toàn an toàn với sức khỏe

Như đã đề cập ở trên, Rhodium thường được biết đến như một lớp phủ bên ngoài của các loại trang sức cao cấp như bạc, vàng trắng, vàng nguyên chất,… Một ưu điểm dễ nhận thấy của các loại trang sức mạ Rhodium là độ sáng vượt trội, luôn dễ dàng chiếm trọn mọi ánh nhìn. Ngoài ra, các loại trang sức này cũng có tuổi thọ và độ bền khá cao, khó bị gỉ sét lẫn biến đổi chất lượng, làm giảm giá trị vốn có.

Ngoài sử dụng trong gia công trang sức, Rhodium cũng được ứng dụng để làm chất xúc tác quan trọng trong các phản ứng công nghiệp, nguyên liệu để sản xuất thủy tinh, giảm bớt lượng chất nitrat nguy hiểm có trong các khí thải ô tô,…

Sự khác biệt giữa trang sức mạ Rhodium và trang sức bạc

Trang sức mạ Rhodium mang sắc trắng hoàn mỹ

Các loại trang sức bạc thông thường sẽ khó có được khả năng phản xạ ánh sáng, phản chiếu, độ bền cùng màu sắc trắng bằng trang sức mạ Rhodium. Bạc nguyên chất đều có tính chất mềm dẻo và rất khó để chế tác thành trang sức. Vì vậy, các người thợ kim hoàn sẽ thường trộn lẫn bạc nguyên chất cùng một lượng niken hoặc đồng nhất định để tăng độ cứng. Thế nhưng, điều này cũng đồng nghĩa làm cho sắc trắng của bạc bị xỉn đi ít nhiều. Bên cạnh đó còn dẫn đến tình trạng da bị ửng đỏ, dị ứng khi sử dụng trang sức có chứa niken.

Trong trường hợp này, giải pháp cứu nguy kịp thời, vừa thẩm mỹ lại vừa an toàn chính là mạ Rhodium. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, lớp mạ bên ngoài này cũng hoàn toàn có thể bị bong tróc, trầy xước. Để đảm bảo được chất lượng, bạn nên kiểm tra, vệ sinh cũng như mạ lại một lớp Rhodium mới cho món trang sức của mình sau 8 đến 12 tháng sử dụng.

Có nên mạ một lớp dày Rhodium lên trang sức?

Mạ Rhodium mang đến những lợi ích vượt trội trong bảo vệ chất lượng trang sức. Vậy liệu có phải mạ lớp Rhodium càng dày thì khả năng này lại càng tốt hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Đầu tiên, việc mạ một lớp dày Rhodium sẽ khiến cho kiểu dáng, thiết kế ban đầu của trang sức bị ảnh hưởng đáng kể đặc biệt đối với nhẫn. Cùng với đó thì mạ Rhodium dày cũng khiến cho lớp bảo vệ này dễ xảy ra hiện tượng bong tróc, nứt vỡ thành những mảng lớn. Thế nên, các người thợ kim hoàn lành nghề sẽ thường chỉ mạ một lớp Rhodium vừa đủ bao phủ toàn bộ bề mặt bên ngoài của trang sức, giảm bớt chi phí cũng như đảm bảo độ bền.

5 tips giúp bảo quản trang sức mạ Rhodium đúng cách

Hạn chế để trang sức mạ Rhodium tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh

Các loại trang sức mạ Rhodium có giá thành không hề rẻ có thể từ vài triệu đến trên chục triệu tùy từng mẫu mã, thương hiệu, xuất xứ cùng chất liệu khác nhau. Tất nhiên, để đảm bảo giá trị, quan tâm đến việc bảo quản trang sức đúng cách là vô cùng cần thiết.

  • Trong quá trình vệ sinh trang sức mạ Rhodium, bạn không nên sử dụng các chất tẩy rửa có nồng độ pH quá cao. Đặc biệt cần sử dụng các loại vải mềm mại, vệ sinh nhẹ nhàng, hạn chế trầy xước bề mặt.
  • Tránh để trang sức mạ Rhodium tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học có trong mỹ phẩm, nước hoa, đồ skincare,…
  • Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, có cường độ mạnh, bạn nên hạn chế đeo các trang sức mạ Rhodium.
  • Trang sức mạ Rhodium khác hoàn toàn với trang sức vàng bạc nguyên chất. Vì vậy, các dung dịch hay vải đánh bóng vàng bạc sẽ không phù hợp để làm sạch bề mặt mạ Rhodium.
  • Nên cất riêng từng loại trang sức với nhau trong các hộp kín có lót bông và để ở nơi khô thoáng.

Hy vọng qua bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về Rhodium – kim loại quý giá, đắt đỏ bậc nhất thế giới. Cuối cùng, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về mạ Rhodium trang sức thì đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline để được đội ngũ nhân viên chăm sóc 24/24 nhé.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat zalo