fbpx

Giải ngố Palladium – Làm trang sức quý hiếm nhất Thế Giới

Palladium

Palladium – kim loại quý kiếm được tìm thấy vào những năm 1803 luôn có nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trên thị trường và chưa có dấu hiệu hạ thiết. Tuy nhiên có vẻ như với nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nguồn gốc hình thành, vẻ đẹp sáng bóng vượt trội đã soán ngôi vương đầu bảng của vàng này. Đằng sau vẻ đẹp ấy là cả một câu chuyện hình thành và ra đời của mẫu kim loại quý hiếm độc đáo này. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về Palladium qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về palladium

Thế nào palladium?

Palladium là một trong những kim loại quý hiếm giá trị cao trên thế giới. Mẫu kim loại này có khá tương đồng với bạc về màu sắc trắng sáng cùng đặc điểm không bị oxy hóa ở nhiệt độ bình thường. Palladium nằm trong nhóm bạch kim hiếm PGM, cùng nhóm với rhodium, ruthenium, iridium và osmium. Nếu đem so sánh với vàng, bạc và bạch kim thì Palladium là kim loại hiếm nhất và đắt nhất.

Nguồn gốc hình thành của palladium

Palladium là kim loại được phát hiện bởi William Hyde Wollaston ở Nam Mỹ từ những năm 1803. Quá trình phát hiện khi ông tiến hành một số thí nghiệm hóa học để tách bạch kim. Cụ thể nhà hóa học này đẫ hoàn tan trong nước cường toan, tiếp đến dùng nước NaOh để trung hòa dung dịch và cho NH4Cl vào để kết tủa thành chất có tên gọi là amoni cloro platinat. Cuối cùng ông cho thêm xyanua thủy ngân để tạo thành xyanua paladi, rồi nung nóng để tách palladium ra khỏi hỗn hợp.

Nguồn gốc cái tên Palladium được đặt theo tên của hình tinh cổ đại Pallas.

Phần lớn lượng palladium được tìm thấy và khai thác chủ yếu ở Nga chiếm khoảng 50 % sản lượng thế giới và một số nước ở khu vực Châu mỹ như Mỹ, Canada và ở Nam Phi. Tuy nhiên các quảng palladium này khá hiếm không có nhiều.

Palladium có nguồn gốc hình thành từ quặng tập trung ở Nga, Mỹ, Canada

 

Đặc tính cơ bản của palladium

Palladium là kim loại có số hiệu nguyên tử thứ 46 và ký tự là Pd trong bảng tuần hoàn hóa học. Nằm trong nhóm bạch kim hiếm PGM, Pd có cùng những thuộc tính sau:

  • Mật độ các phân tử cực cao.
  • Có khả năng chống ăn mòn: trong các điều kiện môi trường tự nhiên hay trong môi trường axit mạnh như H2SO4, HCl, hay HNO3, Palladium cũng không bị ăn mòn.
  • Độ bóng: Palladium có ánh sáng lấp lánh, khả năng phản xạ ánh sáng tốt.
  • Tính chất dẫn điện ổn định.

Điểm khác biệt Palladium so với kim loại cùng nhóm là nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và là kim loại có trọng lượng nhẹ nhất.

Palladium là kim loại có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời

Ưu điểm nổi bật của Palladium

Là 1 trong 4 kim loại có dấu xác nhận tiêu chuẩn

Người thợ kim hoàn đã bắt đầu chế tác Palladium thành đồ trang sức từ những năm 1930 trải qua 80 năm sau (năm 2010) kim loại này mới lần đầu tiên ghi tên mình cho dánh sách kim loại có dấu xác nhận tiêu chuẩn hay còn gọi là tem nhận dạng phân biệt với kim loại khác.

Hiện nay chỉ có 4 kim loại có chứng nhận tiêu chuẩn phân biệt với kim loại khác bao gồm vàng, bạch kim, bạc và palladium. Những loại Palladium được công nhận gồm có Palladium 500, Palladium 950 và Palladium 990. Mỗi con dấu xác nhận tương ứng tỷ lệ % của hàm lượng Palladium trong trong hợp chất đó. Ví dụ Palladium 500 chứa 50% hàm lượng Palladium nguyên chất.

Tỉnh thẩm mỹ cao, sang bóng vượt trội

Palladium sở hữu gam màu trắng sáng bóng và thường rất dễ nhầm lẫn với màu của bạch kim. Với đặc tính riêng của nhóm PGM, Palladium luôn giữ được vẻ đẹp này qua thời gian không bị xỉn màu, bị oxy hóa theo thời gian. Bạn cũng không cần thường xuyên vệ sinh đánh bóng sơn lại để duy trì vẻ diện mạo sáng bóng này.

Đây cũng chính là lý do tại sao ngày càng nhiều nhiều cặp đôi lựa chọn nhẫn làm bằng Palladium làm nhận đính hôn, nhẫn cưới vừa tinh tế sang trọng, vừa sáng bóng làm nổi bật sự lấp lánh vẻ đẹp của những viên kim cương được đính trên nhẫn. Người ta tin rằng nhẫn palladium là nhân chứng cho tình yêu cho một tình yêu thủy chung trọn vẹn nghĩa tình.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp sang trọng, tinh xảo cặp nhẫn cưới Palladium

 An toàn cho sức khỏe người dùng, ít gây dị ứng cho da

Sử dụng các món đồ trang sức được chế tác từ Palladium thường có hàm lượng Palladium nguyên chất cao nên tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với cơ địa cơ thể con người nên có thể sử dụng đeo hàng ngày.

Palladium tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng

Palladium có mật độ không đặc như bạch kim nên trọng lượng sẽ nhẹ hơn nên khi đeo sẽ mang đến một cảm giác thoải mái phù hợp không gây kích ứng, khó chịu đặc biệt với những người mới sử dụng hoặc không hay sử dụng trang sức.

Nó nhẹ đến mức có thể bạn không cảm nhận được sự hiện diện của nó khi đeo vào tay hay trên cổ tuy nhiên với những người thích những chiếc nhẫn có độ nặng, chắc thì nên cân nhắc.

Bảo quản dễ dàng

Với những đặc tính hấp dẫn như độ sáng bóng không cần sơn lại, không bị oxy hóa, gỉ màu và bền đẹp không dễ trầy xước nên quá trình bảo quản Palladium khá  đơn giản. Bạn có thể sử dụng một thời gian dài mà không cần đánh bóng làm mới bề mặt mà độ mới vẫn đảm bảo. Quá trình vệ sinh bạn chỉ cần rửa bằng xà phòng và nước để duy trì được độ sáng bóng.

Palladium bền đẹp trong thời gian dài, không dễ trầy xước

Giá thành và sự khan hiếm của palladium hiện nay

Trước khi chưa tìm được Palladium, vàng luôn đứng ở vị trí thứ 1 trong các loại đá quý tuy nhiên vào năm 1803 sự ra đời của Palladium dường như đã soán mật ngôi vườn đầu bảng này. Thiết thiết kế tinh xảo cùng độ sáng bóng vượt trội, mẫu kim loại quý giá này đã vươn lên trước vàng, sức hút ngày càng tăng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hiện nay mức giá trung bình dao động trên dưới 2000 USD/ounce (1 ounce = 28, 3495231g). Mức giá này gấp 4 -5 lần giá vàng từng thời điểm.

Lý giải cho điều này dễ hiểu bởi số lượng quẳng Palladium khá ít, chỉ có tập trung trên một số vùng của thế giới gồm: Nga, Nam phi, Bắc Mỹ có Hoa kỳ và Canada. Sản lượng mỗi năm khai thác chỉ khoảng 5600 kg. Vì vậy độ hiếm là nguyên nhân chính khiến giá Palladium có mức giá cao trên thị trường.

Ứng dụng nổi bật của Palladium trong đời sống

Sở hữu nhiều đặc tính nổi bật từ độ cứng, bền, tính dẫn điện tốt nên trên thực tế, Palladium đóng góp không nhỏ vào nhiều lĩnh vực đời sống từ trang sức, sản xuất ô tô dụng cụ điện tử và lĩnh vực vũ trụ hàng không. cụ thể như sau:

  • Trong chế tác đồ trang sức

Như đã đề cập ở trên, vẻ đẹp sáng bóng của kim loại Palladium luôn khiến người ngắm say đắm từ cái nhìn đầu tiên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những mẫu vòng cổ, hoa tai, lắc tay bằng Palladium được chế tác tinh xảo từ những người thợ chế tác kim hoàn lành nghề. Chiêm ngưỡng hết mẫu này đến mẫu khác, kiểu dáng này đến kiểu dáng khác ai cũng cảm thấy trước mắt là một vẻ đẹp tuyệt diệu, tinh tế đầy trang nhã.

Mãn nhãn với sắc xanh lấp lánh giữa Sapphire với Palladium

  • Trong ngành chế tạo và sản xuất ô tô

Không nói ngoa khi Palladium là một kim loại quan trọng không thể thiếu trong sản xuất ô tô, bởi có khoảng 85% tổng số Palladium được khai thác sử dụng trong ngành công nghiệp này. Động cơ xe khi hoạt động phát ra rất nhiều khí CO, NOx và nhiệm vụ của Palladium là chuyển các chất ô nhiễm này thành CO2 và hơi nước ít độc hại hơn trước khi thải ra môi trường.

  • Ứng dụng trong chế tạo máy bay

Với ngành hàng không vũ trụ luôn tác động với môi trường áp suất, ma sát cao nên những đặc tính Palladium bền chắc tuyệt vời thường được ứng dụng sản xuất bộ phận máy bay, bộ phận trao đổi nhiệt và vòi phun nhiên liệu.

Cách phân biệt Palladium 

Phần lớn các món đồ trang sức bằng Palladium thường không có 100% nguyên chất. Kim loại quý này thường được pha trộn với một số kinh loại khác như Rhodium, Iridium,…

Để có thể phân biệt chính xác đó có phải là Palladium thường qua giá tiền, mẫu trang sức khá đắt gấp 5 lần so với vàng. Đặc biệt trên mỗi món đồ đó đều có dấu xác nhận tiêu chuẩn trên bề mặt. Tùy vào từng loại vị trí của con số này không cố định, nó cho biết tỷ lệ thành phần Palladium.

Một số loại dấu xác nhận phổ biến của Palladium như sau:

  • Palladium 500 – hợp kim có chứa 50 % là nguyên chất Palladium còn lại 50 % là hỗn hợp kim loại phụ gia khác.
  • Palladium 950 – hợp kim có chứa 95% nguyên chất Palladium còn lại 5% là kim loại cứng khác.
  • Palladium 990 – hợp kim chức tới 99% nguyên chất Palladium còn lại 1% là phụ gia, kim loại cứng khác.

Nhận biết Palladium thật đơn giản qua mẫu xác nhận tiêu chuẩn

Chỉ số thấp hơn hoặc không có dấu xác nhận thì không được công nhận là Palladium thật. Vì vậy bạn nên kiểm tra thật kỹ trước khi lựa chọn để tránh hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng.

Trên đây là những giải mã của chúng tôi về một số thông tin liên quan đến kim loại quý hiếm Palladium. Nếu cần tư vấn thêm về các mẫu trang sức tinh tế, sáng bóng, tinh xảo được làm từ Palladium đừng quên liên hệ với chúng tôi được được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat zalo