Ngọc trai hay còn được biết đến với biệt danh “nữ hoàng của trang sức” là loại đá quý dành được rất nhiều sự yêu mến của các tín đồ thời trang trên thế giới. Tuy nhiên, nếu là người thích ngọc trai bạn đã hiểu về những đặc điểm của các viên ngọc này cùng cách phân biệt chúng chưa? Nhằm giúp bạn có được những kiến thức hữu ích về đá quý, trong bài viết dưới đây SEN sẽ chia sẻ đến bạn những điều thú vị về ngọc trai cùng các phương pháp phân biệt, bảo quản chúng luôn giữ được vẻ đẹp của mình.
1. Đôi nét về ngọc trai
Ngọc trai là gì?
Ngọc trai hay còn được gọi là Trân châu có tên tiếng anh là Pearl. Khác với nhiều loại đá quý khác, ngọc trai đã được tìm thấy trong cơ thể của các loài nguyễn thể có thể sử dụng để làm đồ trang sức hay sản xuất ra mỹ phẩm.
Đối với môi trường nước mặn, nó có thể được lấy từ cơ thể của hàu biển. Còn trong môi trường nước ngọt như sông, ao, hồ thì chúng được sản sinh trong cơ thể của con trai nước ngọt.
Vùng khai thác ngọc trai nước mặn hiện nay chủ yếu là ngoài khơi của Nhật Bản, hay Polynesia của Pháp và Úc. Còn ngọc trai nước ngọt xuất hiện nhiều tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn một số những loại ngọc trai khác như Tahitian hay South Sea, Akoya, Hanadama. Những viên ngọc trai này thường sẽ có những đặc điểm và chất lượng khác biệt so với những ngọc trai thông thường và mức giá của chúng cũng tương đối cao.
Quá trình tạo ra ngọc trai?
Ngọc trai là đá quý được hình thành khi một dị vật nhỏ ở bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể của ngọc trai hoặc hàu biển. Sự ma sát của các hạt sản gây ra tổn thương cho sinh vật và theo bản năng, chúng sẽ phản xạ để tự chữa lành vết thương bằng cách tiết ra chất CaCO3 để bao bọc dị vật. Đồng thời, chất này sẽ được kết hợp với một chất hữu cơ nữa giống chất sừng gọi là Conchiolin.
Khi Conchiolin liên kết với CaCO3 sẽ tạo thành hợp chất có tên là xà cừ. Lớp xà cừ này sẽ phủ nên dị vật để tránh sự tiếp xúc giữa dị vật với cơ thể của sinh vật. Ánh kim của ngọc trai thực chất được tạo ra bởi khúc xạ của các tia sáng từ lớp xà cừ khác nhau của ngọc trai. Thời gian hình thành viên ngọc trai có thể khác nhau tùy vào từng loại và thường phải mất vài năm.
Tính chất vật lý của ngọc trai
Ngọc trai có màu sắc rất phong phú bởi chúng phụ thuộc theo loài trai đã sản sinh ra nó, môi trường cư ngụ. Màu sắc bạn nhìn thấy ở ngọc trai thực chất là kết quả từ hai thành phần hoàn toàn riêng biệt là màu nền (nằm bên trong) cùng sắc màu (nằm chồng lên trên màu nền). Bạn có thể phân biệt được hai màu nền khi quan sát ngọc trai dưới ánh sáng khuếch tán dịu. Màu sắc phản chiếu trên bề mặt viên ngọc là sắc màu còn màu nền của chúng là khoảng còn lại. Sắc màu gồm những màu như hồng, lục và lơ. Trong đó, sắc hồng là sắc màu được yêu thích nhất.
Viên ngọc trai còn có nhiều hình dạng khác nhau. Những viên có giá trị cao nhất thường có hình cầu đồng đều hoặc hình quả lê cân xứng. Kích thước của những viên ngọc trai cũng rất đa dạng được quyết định bởi nhân cấy ban đầu, thời gian nuôi cũng như tốc độ tiết ngọc của con trai.
Đối với con ngọc trai nuôi sau khi thu hoạch thường có độ nhám hoặc gồ ghề không đều trên bề mặt, chưa đạt độ bóng tiêu chuẩn nên cần phải trải qua các khâu xử lý khác nhau để có độ bóng. Bên cạnh đó, một tính chất ở ngọc trai chính là chúng cũng thường có các đốm, vết trên bề mặt. Chúng có thể có màu sắc giống với màu nền của ngọc trai hoặc màu khác.
Độ cứng của ngọc trai đạt 2.5 – 4.5 trên thang đo độ cứng Mohs. Do đó, chúng có tính mềm và dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài làm ăn mòn hoặc bong tróc lớp xà cừ.
Lịch sử phát triển của ngọc trai
Trong giai đoạn trước thế kỷ 20, thợ lặn sẽ mò bắt trai, sò, hết ở dưới đáy sông, đáy biển và kiểm tra từng con. Không phải bất cứ con nào cũng có ngọc, thường trong 3 tấn trai sẽ chỉ có 3 – 4 con có ngọc trai hoàn hảo ở bên trong. Do đặc tính phải mò trong môi trường dưới nước nên đây là công việc khá nguy hiểm, yêu cầu thợ lặn phải có trình độ chuyên môn cao và kính nghiệp. Vì số lượng thợ lặn không nhiều và rất hiếm con trai tạo ra ngọc nên ngọc trai tự nhiên rất hiếm và giá trị của chúng cũng rất cao.
Hiện tại, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngọc trai có thể được nuôi cấy để làm đồ trang sức. Quá trình nuôi cấy ngọc trai thực hiện bằng việc cấy vào chúng một con vật lạ, thường là mô của con trai và một mảnh màng áo đã được đánh bóng vào cơ quan sinh dục của con trai để có thể tạo ra ngọc. Việc lựa chọn trai để tạo ra ngọc quyết định rất lớn đến thời gian tạo ngọc và chất lượng sản phẩm sau này.
Kokichi Mikimoto là người đầu tiên nuôi cấy thành công loại hàu ngọc trai Akoya vào năm 1893. Sau đó, đến năm 1905 ông đã tinh chỉnh phương pháp để tạo ra viên ngọc trai hoàn hảo hơn. Khoảng năm 1916, phương thức nuôi cấy con ngọc trai này được trao bằng sáng chế và đến năm 1916, tỉnh Shiga mời Mikmoto và những cộng sự của ông áp dụng nuôi cấy ở hồ Biwa. Chính điều này đã khiến hồ Biwa trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy cho lĩnh vực nuôi cấy trai vùng nước ngọt của Nhật Bản bước ra toàn thế giới.
Ngày nay, phương thức nuôi cấy ngọc trai của Kokichi đã được áp dụng cho tất cả các dòng ngọc trai trên như ngọc trai nuôi tại biểu South Sea Pearl, Tahitian Pearl, Akoya Pearl và ngọc trai nước ngọt ở Freshwater Pearl.
2. Ý nghĩa và công dụng của ngọc trai
Ý nghĩa
Ngọc trai là kết quả của quá trình nỗ lực, vật lộn sinh tồn giữa sự sống và cái chết để trở nên hoàn hảo hơn, thành công hơn. Do đó, những viên ngọc này được xem như biểu tượng của sự nỗ lực, nhân cách cao đẹp, vượt lên tất cả để tỏa sáng.
Bên cạnh đó, theo thần thoại, ngọc trai còn là đại diện của trí tuệ có được từ sự tích lũy kinh nghiệm. Những viên đá quý này có thể giúp bảo vệ cho con người, đi họ không ngừng đi lên, thăng tiến trong cuộc sống.
Ngoài ra, trong tình yêu ngọc trai cũng mang ý nghĩa rất đẹp. Quá trình con trai sử dụng chất xà cừ bao bọc dị vật gây tổn hại đến con trai có thể liên tưởng tới hình ảnh hai người đang yêu nhau đang bảo vệ và che chở cho nhau khỏi những điều khó khăn gây thương tổn cho một trong hai. Và trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian nan thử thách, ngọc trai được hình thành như tượng trưng cho một tình yêu bền vững nay đâm hoa, kết trái hay nói cách khác đó chính là sự ra đời của những đứa trẻ, món quà vô giá của tình yêu. Chình vì vậy, một món quà trang sức bằng ngọc trai chính là một minh chứng cho mối quan hệ bền vững và tốt đẹp.
Ngoài ra, theo các chuyên gia phong thuỷ, ngọc trai là điểm hội tụ của tứ trụ trong ngũ hành, chúng có tác dụng giải phong thuỷ, bảo trợ chủ nhân. Đồng thời, với nhiều màu sắc khác nhau, ngọc trai có thể được sử dụng để tăng may mắn đến cho chủ nhân sở hữu.
Công dụng
Một trong những công dụng điển hình của ngọc trai chính là chế tạo trang sức. Trong thế giới trang sức, ngọc trai được mệnh danh là nữ hoàng, chúng có thể “hô biến” diện mạo của người đeo chúng trở nên quý phái, sang trọng và cuốn hút hơn. Mặc dù gam màu của ngọc trai chỉ gồm ba sắc chủ đạo là trắng, vàng và đen nhưng nhờ khả năng tán sắc mà chúng sở hữu nhiều ánh sáng vô cùng lấp lánh và huyền bí. Giá trị của những viên ngọc trai đã được khẳng định từ thời Hy Lạp cổ đại khi chúng bắt đầu xuất hiện và được sử dụng trong chế tác vương miện. Đến ngày nay, sức hấp dẫn của ngọc trai trong thiết kế trang sức vẫn là rất lớn và thậm chí còn được ưa thích hơn.
Không chỉ được sử dụng để chế tác trang sức, ngọc trai còn khiến nhiều người ngạc nhiên bởi những đóng góp của chúng trong ngành y học. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ở trong ngọc trai có chứa đến 91,72% Canxi Cacbonat, phần trăm còn lại chính là nước, protein và các chất vi lượng như kẽm, ion, sắt,… Các chất này có thể giúp chữa trị các bệnh như kinh phong, ù tai, tuần hoàn tuyến lệ. Bên cạnh đó, ngọc trai còn được dùng để giải độc cho cơ thể, an thần, làm đẹp da cho phái đẹp da, chống lão hoá, chữa trị các bệnh về xương khớp.
Tương tự như các tác dụng trong y học, ngọc trai cũng được đánh giá là viên ngọc có tác dụng tốt đến sức khỏe tinh thần của chủ sở hữu. Theo nhiều nhà Chiêm tinh học, khi đeo ngọc trai có thể mang đến tác dụng trấn an tinh thần bởi giữa ngọc trai và mặt trăng có sự liên kết với nhau. Đồng thời, ngọc trai cũng có thể hỗ trợ nhiều cho chị em phụ nữ như giữ nhịp tim ổn định, điều hoà nội tiết tốt và giảm những biểu hiện khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt.
3. Ngọc trai hợp mệnh nào?
Không giống với những đá quý khác, ngọc trai có khả năng phù hợp với các bản mệnh bởi chúng có khả năng phản chiếu ngũ sắc trên bề mặt. Do đó, chỉ cần biết cách lựa chọn ngọc trai phù hợp là bạn có thể tìm thấy chân ái của mình. Dưới đây là những chia sẻ về chọn ngọc trai theo quy luật ngũ hành bạn có thể áp dụng:
- Ngọc trai cho người mệnh Kim: ngọc trai trắng hay ghi tương hợp còn màu nâu hay vàng tương sinh với mệnh Kim.
- Ngọc trai cho người mệnh Mộc: ngọc trai nâu hay vàng tương hợp còn màu đen, xanh biển, xanh lá tương sinh với mệnh Mộc.
- Ngọc trai cho người mệnh Thủy: ngọc trai màu đen, xanh biển, xanh lá tương hợp còn màu trắng, ghi tương tinh.
- Ngọc trai cho người mệnh Hỏa: ngọc trai màu tím, đỏ, cam tương hợp còn tương sinh là màu xanh lá cây.
- Ngọc trai cho người mệnh Thổ: ngọc trai màu tím hay hồng rất hợp với phong thuỷ của người mệnh Thổ.
4. Cách phân biệt các loại ngọc trai
Phân biệt ngọc trai nuôi và ngọc trai tự nhiên
Ngọc trai tự nhiên là loại được do tạo hoá tạo thành không có sự can thiệp của con người. Chúng có chất lượng rất cao, thường mất vài năm để hình thành và rất hiếm trong tự nhiên. Còn ngọc trai nuôi được tạo ra bằng cách cấy ghép mô vào cơ thể con trai và nuôi dưỡng chúng trong điều kiện lý tưởng và chất lượng của chúng khá cao. Tuy nhiên, giá trị của ngọc trai nuôi không thể bằng được ngọc trai tự nhiên. Do đó, tìm cách phân biệt chúng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Ngọc trai nuôi cấy và ngọc trai tự nhiên có rất nhiều điểm giống nhau và nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì bạn khó có thể nhận biết được chúng. Điểm khác lớn nhất giữa ngọc trai tự nhiên và ngọc trai nuôi nằm ở cấu trúc và thành phần. Trong khi nhân ngọc trai tự nhiên rất nhỏ và gần như không thể nhìn thấy, các lớp xà cừ dày, đồng tâm thì nhân ngọc trai tự nhiên lại rất lớn và lớp xà cừ thì mỏng tạo ra ranh giới giữa nhân và lớp xà cừ rõ ràng. Tuy nhiên để nhận biết được điều này yêu cầu phải cắt ngọc trai ra.
Cách nhận biết bạn có thể áp dụng chính là nhìn từ bên ngoài. Ở những viên ngọc trai tự nhiên sẽ có lớp xà cừ lấp lánh cho ánh ngũ sắc đẹp và cho cảm giác như đang soi gương qua chúng. Bên cạnh đó, kích thước của ngọc trai tự nhiên rất đa dạng, trong khi ngọc trai nuôi do có sự can thiệp của con người nên chúng có thể có hình oval hay giọt nước, hình tròn. Đồng thời, tỷ lệ ngọc khá đồng đều và có thể đánh bóng hay nhuộm để màu sắc trở nên bắt mắt hơn.
Phân biệt ngọc trai nước mặt và nước ngọt
Ngọc trai nước ngọt là những viên ngọc được tạo ra từ các con trai sống trong môi trường nước ngọt như ao, hồ, sông, suối. Còn ngọc trai nước mặn là những loại ngọc lấy từ con hàu, điệp,.. sống ở các vũng, vịnh biển. Nơi khai thác ngọc trai nước mặn chủ yếu là ở Akoya, Tahiti, Nam Hải. Còn tại Việt Nam, ngọc trai nước mặn thường được nuôi cấy tại đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa),. Do được hình thành trong các môi trường khác nhau nên chúng sẽ có nhiều điểm khác biệt. Trong đó:
- Ngọc trai biển: có màu sắc tự nhiên với những đặc tính riêng biệt như ngọc trai đen của Tahiti Pháp, ngọc trai vàng kim South Sea ở vùng biển Nam Thái Bình Dương, hay ngọc trai có màu vàng kem, ánh hồng tại Akoya Nhật Bản. Do được nuôi cấy trong môi trường có nguồn khoáng chất phong phú, đa dạng nên ngọc trai biển hấp thụ được nhiều dưỡng chất và tinh tuý, giúp cho ngọc trai có độ bóng loáng, phản chiếu ánh sáng lấp lánh. Độ cứng của ngọc trai nước mềm tốt hơn, đạt 2.8 – 4.5 điểm trên thang đo Mohs.
- Ngọc trai nước ngọt: sở hữu gam màu tươi sáng thường là màu trắng, kem, màu vàng rượu champagne hay màu hồng nhạt, tím nhạt,.. và độ bóng không cao. Thường để làm nổi bật màu sắc và tăng độ bóng cho ngọc trai nước ngọt người ta sẽ phải trải qua quá trình xử lý. Có những viên ngọc trai nước ngọt sau khi qua xử lý cho ánh màu và hình dáng bắt mắt hơn nhiều so với ngọc trai biển. Xét về độ cứng, ngọc trai nước ngọt chỉ đạt 1.8 điểm trên thang đo Mohs, lớp xà cừ của chúng tương đối xác và dễ bị ăn mòn, bong tróc.
Những viên ngọc trai nước mặn do được nuôi cấy khó khăn nên chúng khá khan hiếm, tuy nhiên chất lượng của chúng khá cao nên giá trị ngọc trai nước mặn đắt đỏ hơn nhiều so với ngọc trai nước ngọt. Nhiều ngọc trai còn được liệt kê vào danh sách trang sức quý giá bậc nhất trên thế giới khiến nhiều người sính ngọc ước ao.
Phân biệt ngọc trai thật giả
Hiện nay, công nghệ làm giả ngọc trai đang ngày càng tinh vi khiến khách hàng khó có thể phân biệt được ngọc trai thật và ngọc trai giả. Người ta có thể làm ngọc trai giả từ nhựa hoặc thuỷ tinh sơn dầu, phủ bóng. Một số còn tinh vi hơn là phủ lên chúng 1 lớp xà cừ để tăng độ óng ánh và phải chiếu ánh sáng gần giống với ngọc trai thật. Do đó để giúp bạn có thể mua được hàng chất lượng, dưới đây là một số tip hay để giúp bạn phân biệt:
- Dùng kính lúp có độ phóng đại từ 50x – 70x và soi vào hạt ngọc trai, nếu là ngọc trai thật thì chúng sẽ có những đường vân uốn lượn khiến bạn liên tưởng đến mê cung còn ngọc trai giả bề mặt của chúng khá gồ ghề với một vài lấm tấm li ti.
- Dùng máy X-quang: ngọc trai thật sẽ có hạt nhân và lớp xà cừ bao quanh hạt nhân còn ngọc trai giải chỉ có một lõi đặc bằng nhựa và có thể có hoặc không lớp xà cừ bao quanh.
- Quan sát lỗ: các hạt ngọc trai thường sẽ được khoan 1 lỗ nhỏ để sử dụng trong thiết kế trang sức. Những ngọc trai thật lỗ khoan không có hiện tượng trầy xước còn ngọc trai giả sẽ xuất hiện hiện tượng bong tróc ở quanh lỗ khoan.
- Kiểm tra bề ngoài viên ngọc: những viên ngọc trai thật sẽ cho độ bóng sáng đẹp, màu sắc tự nhiên và thường không được hoàn hảo. Trong khi đó, do ngọc trai giả được sản xuất từ một khuôn nên kích thước của chúng có sự tương đồng, bề mặt láng bóng không tì vết.
5. Các yếu tố tạo nên chất lượng của một viên ngọc trai
Kích thước
Kích thước ngọc trai phụ thuộc theo thời gian nuôi cấy, loài chai cũng như điều kiện của môi trường. Do một viên ngọc trai lớn thường mất nhiều thời gian nuôi dưỡng và trong quá trình nuôi cũng gặp nhiều rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng nên khi các yếu tố khác tương đương nhau, nếu một viên ngọc trai có kích thước lớn hơn thì giá trị của chúng sẽ tăng lên đáng kể. Những viên ngọc trai có kích thước to thường được tìm thấy tại vùng biển Nam Thái Bình Dương (South sea).
Hình dạng
Viên ngọc trai có nhiều hình dạng khác nhau. Những viên ngọc trai có hình tròn thường sẽ khó nuôi nhất do đó giá trị của chúng thường có xu hướng cao hơn. Tuy nhiên, đối với các nhà sưu tập, họ lại ưu thích những viên ngọc trai có hình dạng quả lê, hình bầu dục hoặc những viên có hình dạng bất thường.
Màu sắc
Ngọc trai có màu sắc rất đa dạng và phong phú vì chúng phụ thuộc theo kỹ thuật cấy nhân, môi trường nuôi trai, giống loài của nó,… Vì vậy, khó có 2 viên ngọc trai nào có màu sắc hoàn toàn giống nhau. Để đánh giá màu sắc của viên ngọc trai có đẹp hay không, người ta sẽ dựa vào 3 tiêu chí sau:
- Màu nền: màu sắc tổng thể của viên ngọc trai.
- Ánh màu: là màu sắc mờ nằm trên màu nền.
- Màu phản xạ: là ánh sáng lung linh của màu sắc cầu vồng có thể trên hoặc dưới bề mặt ngọc trai.
Tất cả những viên ngọc trai đều sẽ có màu nền. Tuy nhiên, chỉ có ngọc trai biển mới có thể có sự kết hợp của ánh màu và màu phản xạ hoặc 1 trong 2 yếu tố này.
Xem bài viết chi tiết về 1 loại ngọc trai rất được yêu thích: Đá ngọc trai đen.
Độ bóng
Độ bóng là khía cạnh rất quan trọng quyết định đến sự nổi bật của viên ngọc trai. Có đến 5 cập đố để đánh giá về độ bóng của viên ngọc trai. Những viên ngọc của độ bóng càng cao thì giá trị của chúng càng lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 5 cấp độ đánh giá ngay dưới đây:
- Xuất sắc: ánh sáng phát ra cực kỳ lấp lánh và cho độ sắc nét.
- Rất tốt: cho khả năng phát sáng lấp lánh và sắc nét.
- Tốt: phát ra ánh sáng lấp lánh nhưng độ sắc nét không được cao, có sự mờ nhẹ ở quanh cạnh đá.
- Khá: ánh sáng phát ra yếu và không được rõ ràng.
- Kém: ánh sáng mập mờ
Chất lượng lớp xà cừ
Chất lượng xà cừ chính là độ dày xà cừ của viên ngọc. Yếu tố này liên hệ mật thiết đến ánh màu của ngọc trai. Nếu lớp xà cừ mỏng về lâu dài sẽ khiến cho độ bóng của ngọc trai bị giảm sút về độ bền bị ảnh hưởng.
Chất lượng bề mặt
Giống như những loại đá quý khác, bề mặt của ngọc trai cũng không thể đạt đến độ hoàn hảo và cũng tồn tại một số khuyết điểm như có vết trầy xước. Những khuyên có khuyết điểm nhỏ có thể được che khuất bằng lỗ khoan khi thiết kế trang sức. Những viên có khuyết điểm lớn thì giá trị của chúng sẽ bị giảm đi đáng kể.
6. Các loại ngọc trai đẳng cấp trên thế giới
Sở hữu vẻ đẹp tinh khiết, rực sáng tựa trăng rằm, muôn đời ngọc trai vẫn được ca ngợi như một báu vật của đại dương. Ngọc trai cũng được coi là món đồ trang sức kinh điển mà chị em phụ nữ nào cũng mong muốn được sở hữu.
South Sea Pearl
Viên ngọc trai South Sea đẳng cấp bậc nhất và quý hiếm không chỉ nhờ sắc ánh kim vàng quý phái, sang trọng mà còn ở quá trình nuôi cấy ngọc cực tỉ mỉ, công phu ở vùng biển miền Bắc của Úc. Loài hàu Pinctada Maxima đã được phát hiện ở Úc, tạo ra các viên ngọc trai màu trắng bạc đầy ấn tượng.
Tại các trang trại cung cấp các viên ngọc trai, hàu được nuôi dưỡng cực kỳ kỳ công, hàu sẽ được hấp thụ những khoáng chất và dinh dưỡng phong phú đến từ vùng nước được bao quanh. Các con hàu sẽ được chăm sóc, làm sạch và bảo vệ vô cùng cẩn thận.
Cũng vì thế mà South Sea khi được hình thành lên đã trở thành viên ngọc quý hiếm và lớn nhất trong những dòng ngọc trai, đồng thời được đánh giá cao bởi chất lượng cùng vẻ đẹp tuyệt đối.
Tahitian Pearl
Tahitian Pearl là dòng ngọc trai được nuôi cấy tại vùng Polynesia ở nước Pháp. Dòng ngọc trai này chính là hiện thân cho vẻ đẹp đầy huyền bí cùng sắc đen quyến rũ, mê hoặc bên cạnh những màu sắc cực kỳ độc đáo như xám, bạc, lam, lục,…
Trong những đầm phá và đảo san hô tại Polynesia, Pháp có một thiên đường độc nhất đem tới cho thế giới viên ngọc Tahitian. Đây là dòng ngọc trai huyền bí, sẫm màu đôi khi còn được gọi là viên ngọc trai đen vì có màu sắc đen tuyền.
Akoya Pearl
Được bắt nguồn từ xứ sở hoa anh đào, Akoya Pearl nổi tiếng với bề mặt quyến rũ, óng ả với với sắc sáng đa dạng. Nhờ quá trình nuôi cấy tỉ mì, công phu nên đã cho ra đời các viên ngọc trai đầy quý giá.
Fresh Water Pearl
Đúng theo cái tên của mình, ngọc Fresh Water sở hữu vẻ đẹp vừa ngọt ngào vừa tinh khiết với phần bề mặt óng ánh tựa trăng rằm. Fresh Water tỏa sáng đem tới một sức sống tràn đầy sự tươi mới, là biểu tượng cho sức trẻ, sự quyến rũ, độc lập trong mỗi người phụ nữ.
7. Cách làm sạch và bảo quản cho trang sức từ ngọc trai
Độ cứng ở ngọc trai đạt từ 2.5 – 4.5 theo thang đo độ cứng Mohs, điều này khiến ngọc trai rất dễ bị làm xước dù chỉ là một vệt quẹt nhẹ từ chiếc móng tay. Tuy vậy nếu như bạn biết cách bảo quản tốt thì sẽ không hề mất quá nhiều công sức:
- Bạn dùng miếng vải mềm sợi nhỏ, không có xơ nhẹ nhàng lau trên bề mặt ngọc trai, nếu như có quá nhiều bẩn bụi thì trước tiên hãy sấp một ít nước ấm pha xà phòng nhẹ vào miếng vải rồi lau nhẹ nhàng. Sau đó bạn cần phải lau khô ngọc trai ngay bằng phần vải khô. Không nên dùng nhiệt làm khô lượng độ ẩm còn dư thừa. Ngoài ra, bạn cũng cần phải đặc biệt chú ý tới phần dây nếu như làm sạch vòng tay và dây chuyền – cần giữ cho dây càng khô thì càng tốt.
- Bạn không được mang theo ngọc trai tới bất kỳ chỗ nào gần máy làm sạch bằng sóng siêu âm hay hơi nước.
- Tuyệt đối không được ngâm viên ngọc trai ở trong nước bởi điều này có thể khiến cho những sợi ngọc trai bị yếu đi.
- Những chất hoá học từ nước hoa, mỹ phẩm, keo xịt tóc,…có thể làm bào mòn, ảnh hưởng tới độ bóng sáng và độ bền ở ngọc trai, vì thế bạn chỉ nên đeo trang sức từ ngọc trai sau khi đã xong những bước makeup.
- Dù đẹp nhưng lại dễ trầy xương, do đó bạn cần bảo quản ngọc trai riêng với những trang sức từ kim loại khác nhằm tránh để chúng bị ma sát nhau. Cách tốt nhất là bạn nên gói trang sức từ ngọc trai vào miếng vải mềm rồi để trong hộp đựng hay ngăn trang sức riêng.
- Hơn hết bạn đừng nên đeo trang sức từ ngọc trai 2424 nếu như không thật sự cần thiết. Bởi trang sức khi đeo ở trên người sẽ có ma sát cho làn da, đặc biệt là các vị trí thường chuyển động như ở ngón tay, cổ tay, lâu ngày việc đó sẽ khiến viên ngọc trai giảm đi độ bóng, bị bào mòn.
- Dù bạn có bảo quản kỹ càng tới đây thì sau một khoảng thời gian dùng sẽ khó tránh khỏi được viên ngọc trai mờ đi. Lúc này bạn hãy tới những cửa hàng chuyên về ngọc trai để đánh bóng, bảo dưỡng trang sức nhé!
Trên đây là những chia sẻ của SEN về ngọc trai. Hy vọng thông qua bài viết này có thể mang đến cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn có cái nhìn tổng quát về ngọc trai cũng như biết thêm các cách để đánh giá ngọc trai chất lượng và bảo quản chúng. Nếu bạn muốn tham khảo bộ sưu tập trang sức ngọc trai có thể liên hệ ngay cho SEN để được cập nhập những mẫu mới nhất.